0987 691799

SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

04/02/2021 | 745 Lượt xem
  1. Khái niệm Văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014:

“Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó” (khoản 2 Điều 45 Luật doanh nghiệp).

“Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể” (khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp).

“Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”.  (Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 108/2018/NĐ-CP).

  1. Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

Nội dung

Văn phòng đại diện

Địa điểm kinh doanh

Hoạt động kinh doanh

Không có chức năng kinh doanh, chỉ có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty.

Được kinh doanh một số ngành nghề cụ thể mà công ty đã đăng ký kinh doanh.

Con dấu, giấy phép

Có con dấu riêng;

Có giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Không có dấu riêng;

Có Giấy chứng nhận hoạt động riêng.

Về đặt tên

Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện”

Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh

Ký kết hợp đồng

Xuất hóa đơn

Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế;

Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.

Mã số thuế

Có mã số thuế riêng 13 số. Văn phòng đại diện kê khai thuế theo mã số thuế chính là mã số Văn phòng ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Không có mã số thuế riêng.

Đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính sẽ kê khai và nộp thuế cho địa điểm kinh doanh.

Đối với địa điểm kinh doanh khác tỉnh thành phố nơi Công ty đặt trụ sở chính, Địa điểm phải đăng ký mã số thuế phụ thuộc tại Cục thuế nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở và kê khai theo mã số thuế phụ thuộc.

Các loại thuế phải nộp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế môn bài

Thủ tục thành lập, thay đổi

Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.

Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận.

Hồ sơ thành lâp đơn giản;

Khi thay đổi địa chỉ không phả làm thủ tục xác nhận thuế.

Thông qua sự khác biệt giữa văn phòng đại diện và địa điểm doanh, doanh nghiệp nên dựa và nhu cầu thực tế để quyết định lựa chọn thành lập loại hình đơn vị trực thuộc nào.

  • Nếu doanh nghiệp đang muốn thăm dò nghiên cứu thị trường, giám sát việc vi phạm thương hiệu, không kinh doanh tại cơ sở  này của mình tại các tỉnh thành phố nơi không đặt trụ sở chính mà không phát sinh nhu cầu kinh doanh tại tỉnh thành phố đó thì nên lựa chọn mở văn phòng đại diện.
  • Nếu doanh nghiệp muốn mở một cơ sở có chức năng kinh doanh thì nên lựa chọn loại hình địa điểm kinh doanh. Trường hợp Công ty mở một cơ sở chỉ để giao dịch trong cùng tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp, muốn lựa chọn hình thức đơn giản nên thành lập địa điểm kinh doanh.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội và các tỉnh/Tp trên toàn quốc, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả

Công ty Luật TKB cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội và các tỉnh tỉnh/Tp trên cả nước nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đội ngũ Luật sư với kiến thức chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách đăng ký thành lập chi nhánh công ty thành công.

Những văn bản mà giám đốc chi nhánh được ký, đóng dấu

Để xác định Giám đốc chi nhánh được đóng dấu vào những văn bản nào thì cần phải xác định phạm vi đại diện ở đây nhân danh ai và được thực hiện phạm vi ủy quyền trong giới hạn nào theo như thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Giám đốc Chi nhánh được phép ký và đóng dấu vào các văn bản thuộc thẩm quyền của đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và Văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có những khác biệt nhất định về chức năng, thuế, hình thức hạch toán… Vậy dựa trên cơ sở nào để chọn loại hình phù hợp và chúng khác nhau ra sao?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay, với định hướng, mục tiêu phát triển của nhiều công ty dẫn đến nhu cầu đăng ký văn phòng đại diện là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp băn khoăn chưa biết cần chuẩn bị gì, thủ tục đăng ký như thế nào nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn Quý khách thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản.

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN; THÔNG BÁO LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh là các phương thức thường được các doanh nghiệp chọn lựa khi muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Vậy quy trình đăng ký hoạt động/thông báo lập các đơn vị này được thực hiện ra sao? Luật TKB sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh

Trong quá trình kinh doanh hoạt động, doanh nghiệp muốn mở chi nhánh để mở rộng hoạt động quy mô kinh doanh. Theo đó, Luật TKB sẽ cung cấp những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh đối với doanh nghiệp.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo