0987 691799

Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh

04/02/2021 | 648 Lượt xem

1.Khái niệm về Chi nhánh

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 45 của Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.”

2. Đặt tên cho chi nhánh của doanh nghiệp

Tên Chi nhánh công ty, doanh nghiệp phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ cụm từ “Chi nhánh”. Không được lấy tên khác. Tên Chi nhánh công ty, doanh nghiệp phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Khi doanh nghiệp đăng ký thành lập chi nhánh. Công ty, doanh nghiệp đăng ký kèm theo tên chi nhánh bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của chi nhánh (nếu có). Đồng thời, tên chi nhánh công ty phải được gắn tại trụ sở chính của chi nhánh.

3. Địa chỉ trụ sở chính của chi nhánh của doanh nghiệp

Khi tiến hành đăng ký thành lập chi nhánh, doanh nghiệp cần khai rõ địa chỉ trụ sở của chi nhánh. Gồm: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố hoặc thôn, xã, huyện, thị trấn, tỉnh. Không được tiến hành việc đăng ký trụ sở chi nhánh tại Chung cư hoặc Nhà tập thể bởi việc đăng ký này sẽ trái với quy định pháp luật về nhà ở do công trình Chung cư/Nhà tập thể chỉ có mục đích sử dụng để ở, không có chức năng hoạt động kinh doanh khác. 

4. Nội dung hoạt động của chi nhánh của doanh nghiệp

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Không được thực hiện các ngành nghề kinh doanh khác. Chi nhánh công ty, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

5. Người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp

Người đứng đầu chi nhánh rất quan trọng, đại diện cho chi nhánh, quản lý hoạt động của chi nhánh. Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh. 

Theo đó, Người đứng đầu chi nhánh phải không thuộc trường hợp sau:

  • Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong những doanh nghiệp nhà nước
  • Người chưa thành niên. Hoặc người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Và tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đang chịu xử lý hành chính tại những cơ sở cai nghiện bắt buộc,….

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật TKB so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu thành lập chi nhánh công ty của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhiều. Tuy vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ kiến thức pháp luật dẫn đến việc đăng ký thành lập chi nhánh kéo dài, tốn thời gian, tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng để quý khách tham khảo.

Những văn bản mà giám đốc chi nhánh được ký, đóng dấu

Để xác định Giám đốc chi nhánh được đóng dấu vào những văn bản nào thì cần phải xác định phạm vi đại diện ở đây nhân danh ai và được thực hiện phạm vi ủy quyền trong giới hạn nào theo như thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Giám đốc Chi nhánh được phép ký và đóng dấu vào các văn bản thuộc thẩm quyền của đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và Văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có những khác biệt nhất định về chức năng, thuế, hình thức hạch toán… Vậy dựa trên cơ sở nào để chọn loại hình phù hợp và chúng khác nhau ra sao?

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo