0987 691799

Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng

12/08/2021 | 562 Lượt xem

Hiện nay, nhu cầu thành lập chi nhánh công ty của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhiều. Tuy vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ kiến thức pháp luật dẫn đến việc đăng ký thành lập chi nhánh kéo dài, tốn thời gian, tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng để quý khách tham khảo.

1. Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể mở chi nhánh tại địa phương nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở hoặc tại tỉnh/thành phố khác. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

2. Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Để đăng ký thành lập chi nhánh công ty, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Thông báo thành lập chi nhánh của doanh nghiệp (theo mẫu);

- Quyết định của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên), chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên) hoặc của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp;

- Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh;

- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;

- Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người đứng đầu chi nhánh;

- Đối với chi nhánh kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề: chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

- Điều lệ công ty;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) – bản sao hợp lệ.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty

3.1.  Nơi đăng ký thành lập chi nhánh công ty

- Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Sở kế hoạch và đầu tư

Bước 1: Tư vấn thành lập chi nhánh công ty

Trong bước này, Luật sư và chuyên viên tư vấn của Luật TKB sẽ gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với khách hàng để xác định nhu cầu của khách hàng. Tư vấn các quy định của pháp luật về chi nhánh.

Bước 2: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh

Luật TKB sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị thông tin cần thiết cho việc soạn thảo hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, sau đó Luật TKB hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ và chuyển cho khách hàng ký.

Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký

Hồ sơ thành lập chi nhánh sau khi hoàn thành sẽ được Luật TKB tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động. Sau khi hồ sơ được nộp, chúng tôi sẽ theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận thành lập chi nhánh công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh, chúng tôi sẽ đại diện cho khách hàng tiến hành nhận giấy chứng nhận nêu trên.

Bước 5: Tiến hành nộp hồ sơ thông báo về việc thành lập chi nhánh với cơ quan quản lý Thuế

Luật TKB sẽ thay mặt khách hàng nộp thông báo thành lập chi nhánh tới cơ quan thuế để đăng ký hạch toán thuế cũng như các vấn đề liên quan đến thuế cho chi nhánh.

4. Hợp tác với Luật TKB, khách hàng sẽ nhận được những gì?

- Đội ngũ Luật sư TKB có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẽ tư vấn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty nhanh chóng, đơn giản

- Các khâu trung gian sẽ được cắt giảm, từ đó tiết kiệm tối đa thời gian, kinh phí.

- Đội ngũ Luật sư tư vấn chuyên nghiệp, chính xác, hoạt động 24/7.

- Tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thành công 100%

Công ty Luật TKB cam kết thời gian, thủ tục làm chứng chỉ nhanh gọn. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ và giúp bạn giải quyết các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi có.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hướng dẫn đăng ký thành lập chi nhánh công ty để quý khách tham khảo.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào, Quý khách hãy liên hệ ngay đến Hotline 1900 055 586 để được các Luật sư TKB tư vấn MIỄN PHÍ!

>> Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Kê khai thuế đối với chi nhánh

Trong nhiều trường hợp để thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thường mở các chi nhánh phụ thuộc ở những địa điểm khác với trụ sở chính. Và khi đó doanh nghiệp phải hoàn thành thủ tục mở chi nhánh tại phòng đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh đặt trụ sở. Vậy vấn đề đặt ra là tại chi nhánh phụ thuộc doanh nghiệp sẽ tiến hành kê khai, nộp thuế đối với chi nhánh như thế nào?

Những văn bản mà giám đốc chi nhánh được ký, đóng dấu

Để xác định Giám đốc chi nhánh được đóng dấu vào những văn bản nào thì cần phải xác định phạm vi đại diện ở đây nhân danh ai và được thực hiện phạm vi ủy quyền trong giới hạn nào theo như thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Giám đốc Chi nhánh được phép ký và đóng dấu vào các văn bản thuộc thẩm quyền của đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, Giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có sự san sẻ hay ủy quyền của người đại diện theo pháp luật.

Sự khác nhau giữa chi nhánh và Văn phòng đại diện

Chi nhánh và văn phòng đại diện có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có những khác biệt nhất định về chức năng, thuế, hình thức hạch toán… Vậy dựa trên cơ sở nào để chọn loại hình phù hợp và chúng khác nhau ra sao?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay, với định hướng, mục tiêu phát triển của nhiều công ty dẫn đến nhu cầu đăng ký văn phòng đại diện là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp băn khoăn chưa biết cần chuẩn bị gì, thủ tục đăng ký như thế nào nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn Quý khách thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản.

SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật TKB so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo