0987 691799

Những văn bản mà giám đốc chi nhánh được ký, đóng dấu

04/02/2021 | 866 Lượt xem

1.Căn cứ xác lập thẩm quyền đóng dấu và ký văn bản của Giám đốc chi nhánh

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:"Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp: 1- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinhdoanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp" (khoản 1 Điều 45).

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

  • Về chức năng và hoạt động của chi nhánh

“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.

5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”

(Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2015)

  • Về trách nhiệm dân sự của pháp nhân

“1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

(Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015)

  • Về căn cứ xác lập quyền đại diện

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).”

(Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015)

  • Về căn cứ đại diện theo ủy quyền

“1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”

(Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015)

  1. Giám đốc chi nhánh được đóng dấu và ký văn bản nào?

Giám đốc chi nhánh được thực hiện quyền đại diện của mình, khi người có thẩm quyền giao phó. Việc chi sẻ quyền đại diện cho Giám đốc chi nhánh thuộc về kỹ thuật quản trị mà không mang tính bắt buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên cần lưu ý hai (02) vấn đề cần lưu ý:

  • Giám đốc đứng đầu chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi hcỉ có sự san sẻ hay ủy quyền của người địa diện của công ty.
  • Do Giám đốc công ty là người duy nhất có quyền đại diện cho công ty nên phạm vi ủy quyền rộng hay hẹp do Giám đốc quyết định; đồng thời, bất cứ lúc nào Giám đốc công ty cũng có quyền ủy quyền cho Giám đốc chi nhánh.

Trường hợp giám đốc chi nhánh ký các văn bản, hợp đồng nhân danh chi nhánh thì các văn bản, hợp đồng sẽ đóng dấu của chi nhánh. Trường hợp các văn bản, giao dịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh của chi nhánh (đã đăng ký), nhưng nhân danh công ty thì giám đốc chi nhánh (nhận ủy quyền của giám đốc công ty) cần phải sử dụng con dấu của công ty.

Nếu bạn cần Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp của mình hãy đến với Công ty Luật TNHH TKB – đơn vị uy tín, chất lượng trong việc tư vấn mọi vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay theo hotline: 1900.055.586 để được tư vấn luật doanh nghiệp tại Hà Nội tốt nhất.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng

Hiện nay, nhu cầu thành lập chi nhánh công ty của các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng nhiều. Tuy vậy, nhiều trường hợp doanh nghiệp không có đủ kiến thức pháp luật dẫn đến việc đăng ký thành lập chi nhánh kéo dài, tốn thời gian, tiền bạc. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty đơn giản, nhanh chóng để quý khách tham khảo.

SỰ KHÁC NHAU CỦA ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh cũng như địa bàn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cần thêm những cơ sở khác ngoài phạm vi trụ sở do đó mở thêm địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện là lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức giữa địa điểm kinh doanh và văn phòng đại diện cần phụ thuộc vào nhu cầu hoạt động của công ty. Để giúp Doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp, tại bài viết này, Luật TKB so sánh điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản

Hiện nay, với định hướng, mục tiêu phát triển của nhiều công ty dẫn đến nhu cầu đăng ký văn phòng đại diện là rất lớn. Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp băn khoăn chưa biết cần chuẩn bị gì, thủ tục đăng ký như thế nào nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ hướng dẫn Quý khách thủ tục đăng ký văn phòng đại diện nhanh chóng, đơn giản.

Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh

Trong quá trình kinh doanh hoạt động, doanh nghiệp muốn mở chi nhánh để mở rộng hoạt động quy mô kinh doanh. Theo đó, Luật TKB sẽ cung cấp những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh đối với doanh nghiệp.

Dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội và các tỉnh/Tp trên toàn quốc, nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả

Công ty Luật TKB cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty tại Hà Nội và các tỉnh tỉnh/Tp trên cả nước nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Đội ngũ Luật sư với kiến thức chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách đăng ký thành lập chi nhánh công ty thành công.

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN; THÔNG BÁO LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc thông báo lập địa điểm kinh doanh là các phương thức thường được các doanh nghiệp chọn lựa khi muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Vậy quy trình đăng ký hoạt động/thông báo lập các đơn vị này được thực hiện ra sao? Luật TKB sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo