0987 691799

Phân biệt về các loại hình doanh nghiệp

04/02/2021 | 904 Lượt xem

Câu hỏi: Hiện nay tôi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp, Công ty Luật TKB có thể hỗ trợ tôi lựa chọn loại hình doanh nghiệp tối ưu được không? Cảm ơn các bạn.

Trả lời:

Kính gửi: Quý Khách hàng

Lời đầu tiên, CÔNG TY LUẬT TNHH TKB (sau đây gọi tắt là “LUẬT TKB” hoặc TKB LAWFIRM”) trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã yêu mến và tin tưởng dịch vụ của chúng tôi. Kính chúc Quý Khách hàng ngày càng thành công và phát triển!

  • Căn cứ nội dung trao đổi và thông tin Quý Khách hàng cung cấp;
  • Căn cứ nhu cầu dịch vụ pháp lý thực tế của Quý Khách hàng và các quy định pháp luật hiện hành;

LUẬT TKB xin đưa ra Ý kiến tư vấn chi tiết và đề xuất pháp lý cụ thể như sau:

  1. NỘI DUNG TƯ VẤN:
  1. Tư vấn, lựa chọn các loại hình doanh nghiệp, mô hình hoạt động kinh doanh khác để tối ưu chi phí thuế, phù hợp với ngành nghề, phương hướng hoạt động kinh doanh.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CHI TIẾT NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Cơ sở pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2014;

- Luật hợp tác xã 2012;

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật hợp tác xã;

- Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

2. Chi tiết nội dung Tư vấn và phân định các loại hình hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp:

 - Công ty cổ phần;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Ngoài ra, còn có các loại hình kinh doanh khác quy định ngoài Luật doanh nghiệp. Theo đó, Luật TKB đưa ra ý kiến tư vấn chi tiết để phân biệt các loại hình doanh nghiệp và một số loại hình hoạt động kinh doanh khác, cụ thể:

 

I. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Tiêu chí

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty hợp danh

Công ty cổ phần

Doanh nghiệp tư nhân

Cơ sở pháp lý

Mục 2 Chương III Luật doanh nghiệp 2014

Mục 1 Chương III Luật doanh nghiệp 2014

Chương VI Luật doanh nghiệp 2014

Chương V Luật doanh nghiệp 2014

Chương VII Luật doanh nghiệp 2014

Thành viên

- Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

- Có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

- Giới hạn số lượng từ 2 đến 50 thành viên

- Ít nhất 02 thành viên hợp danh (TVHD) là cá nhân, có thể có thêm nhiều thành viên góp vốn (TVGV)

- Ít nhất 03 cổ đông, số lượng không hạn chế

- Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân

- Do một cá nhân làm chủ. Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Trong phạm vi vốn điều lệ

(Trách nhiệm hữu hạn)

Trong phạm vi số vốn góp

(Trách nhiệm hữu hạn)

- TVHD chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình

(Trách nhiệm vô hạn)

- TVGV chịu trach nhiệm trong phạm vi vốn góp

(Trách nhiệm hữu hạn)

Trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

(Trách nhiệm hữu hạn)

Chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình

(Trách nhiệm vô hạn)

Tư cách pháp nhân

Không

Quyền phát hành chứng khoán

- Không được phát hành cổ phần

- Được phát hành trái phiếu

- Không được phát hành cổ phần

- Được phát hành trái phiếu

Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Có quyền phát hành cổ phần để huy động vốn

Không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Chuyển nhượng vốn

 Được chuyển nhượng vốn cho người khác.

Trong trường hợp chuyển cho 2 người trở lên thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình cho phù hợp.

Chuyển nhượng nội bộ hoặc bên ngoài nếu không có thành viên nào mua

- TVHD không có quyền chuyển nhượng vốn, trừ khi được các TVHD khác đồng ý

- TVGV được quyền chuyển vốn góp cho người khác

- Trong 3 năm đầu, chỉ chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập (CĐSL), muốn chuyển cho người khác thì phải được các CĐSL khác đồng ý

- Sau 3 năm, chuyển nhượng cho bất cứ ai

- Cho thuê hoặc bán doanh nghiệp tư nhân

Ban kiểm soát

Chủ sở hữu bổ nhiệm, nhiệm kỳ không quá 5 năm

Từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập Ban kiểm soát

 

Trường hợp công ty dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu nhỏ hơn 50% cổ phần công ty thì không phải lập Ban kiểm soát

 

Cuộc họp hợp lệ

Họp hội đồng thành viên ít nhất 2/3 tổng số thành viên dự họp

Lần 1: khi số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ

Lần 2: ít nhất 50% vốn điều lệ

Lần 3: không phụ thuộc

 

- Họp đại hội đồng cổ đông: lần 1 ít nhất 51% phiếu biểu quyết, lần 2 là 33%, lần 3 không phụ thuộc.

- Họp hội đồng quản trị lần 1 ít nhất ¾ tổng số thành viên, lần 2 í nhất ½.

 

Thông qua nghị quyết họp

Quyết định quan trọng là ¾ số thành viên dự họp, quyết định khác là 1/2

Quyết định quan trọng là 75% số vốn góp của thành viên dự họp, còn lại là 65%

Quyết định quan trọng phải được ¾ TVHD đồng ý, vấn đề khác là 1/2

Quyết định quan trọng của ĐHĐCĐ cần ít nhất 65% phiếu biểu quyết, vấn đề khác là 51%.

Nghị quyết của HĐQT được thông qua nếu được đa số thành viên tán thành. Nếu là 50/50 thì theo quyết định của Chủ tịch HĐQT

 

 

II. CÁC LOẠI HÌNH KINH DOANH KHÁC

Tiêu chí

Hộ kinh doanh

Hợp tác xã

Cơ sở pháp lý

Khoản 1 điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Luật hợp tác xã 2012

- Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật hợp tác xã

Chủ thể

Một cá nhân là công dân Việt Nam, hoặc do một nhóm người, hoặc một hộ gia đình làm chủ.

Mỗi người, mỗi nhóm cá nhân chỉ được thành lập một hộ kinh doanh.

Là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Quy mô

Nhỏ

Lớn

Tư cách pháp nhân

Không có

Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ thuế và các khoản nợ.

Tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

2.2. Khuyến nghị

Đối với việc hoạt động kinh doanh, việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp, tối ưu là điều hết sức cần thiết. Theo đó, trường hợp Quý Khách hàng có mong muốn hoạt động kinh doanh với mô hình đơn giản, gọn gàng về thủ tục, quy trình vận hành, đồng thời làm căn cứ cho sự phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh sau này, Quý Khách hàng và các thành viên góp vốn (nếu có) nên chọn lựa các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên.

            Luật TKB nhận định, việc chọn lựa một trong hai loại hình TNHH nêu trên có những đặc điểm tối ưu và sẽ phù hợp với tiêu chí và nhu cầu hiện tại của Quý Khách hàng và các thành viên góp vốn (nếu có), cụ thể:

a. Công ty TNHH có rủi ro thấp cho người góp vốn, chủ công ty

Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ chỉ cần phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của doanh nghiệp đúng với số vốn mà thành viên góp vào công ty. Sự tách bạch về số vốn và tài sản này giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro.

b. Dễ dàng kiểm soát vốn góp và chuyển nhượng vốn góp, không cho người lạ đầu tư vào công ty:

  • Việc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn khá đơn giản và không yêu cầu cao về tỉ lệ vốn góp.
  • Nếu thành viên muốn chuyển nhượng vốn góp thì chỉ được chuyển nhượng số vốn góp của mình và phải được sự đồng ý của những thành viên khác.
  • Hơn nữa còn phải ưu tiên những thành viên khác trong công ty mua phần vốn góp này. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát thành viên sở hữu vốn góp của công ty mình và tránh việc người lạ hay đối tượng không mong muốn sở hữu công ty.

c. Số lượng thành viên công ty ít, dễ quản lý

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên. Hơn nữa, số lượng thành viên tối đa có thể sở hữu vốn công ty là 50 thành viên. Do vậy, rất dễ kiểm soát các thành viên cũng như hoạt động nội bộ của công ty.

d. Dễ kiểm soát các hoạt động công ty

  • Việc vận hành hoạt động của công ty TNHH khá đơn giản, hoạt động kinh doanh không bị vướng mắc quá nhiều về pháp luật. Do thành viên công ty ít nên càng dễ kiểm soát toàn bộ các hoạt động kinh doanh.
  • Ngoài ra, các thành viên, bộ phận dễ phối hợp hoàn thành công việc tốt hơn. Không phải thông qua ý kiến của quá nhiều người

e. Công ty trách nhiệm hữu hạn không bị giới hạn về ngành nghề kinh doanh:

  • Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mà không bị giới hạn. Chỉ cần ngành nghề đó không thuộc ngành nghề bị hạn chế hay bị cấm. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký ngành nghề kinh doanh tùy theo tính chất ngành nghề, lĩnh vực của công ty.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến yêu cầu tư vấn của Quý Khách hàng.

            Mọi thắc mắc, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900.055.586; email: luattkb@gmail.com) để được giải đáp.

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Tư vấn kinh doanh ngành nghề bất động sản

Tôi muốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cụ thể là mua đất xong xây dựng thiết kế rồi bán lại, Luật TKB có thể tư vấn giúp tôi điều kiện để kinh doanh ngành nghề này được không?

Tư vấn chấm dứt hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài

Tôi đã cố gắng xin họ ký Quyết định chấm dứt lao động hoặc thậm chí chỉ cần gửi lại tôi Xác nhận thời gian làm việc tại Công ty nhưng họ luôn lấy lý do là Giám đốc bận hoặc các lý do từ chối tương tự. Hiện tại, tôi thực sự lo lắng bởi nếu họ không ký cho tôi Quyết định chấm dứt lao động trước chủ nhật tuần này (22/8/2021), trường X có thể sẽ từ chối hồ sơ của tôi.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo