0987 691799

Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản

04/02/2021 | 525 Lượt xem

1.Khái niệm về phá sản

Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản năm 2014 nêu rõ: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

  • Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán
  • Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

2.Doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào?

Theo quy định của Luật phá sản 2014, doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản khi:

  • Doanh nghiệp bị Tòa án tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn.

Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản thì Tòa án nhân dân sẽ xem xét, ra quyết định tuyên bố phá sản.

  • Khi Hội nghị chủ nợ tổ chức không thành công. Các trường hợp được coi là tổ chức không thành bao gồm:

Khi Hội nghị chủ nợ đã bị hoãn 1 lần mà khi triệu tập lại vẫn không đáp ứng đủ điều kiện hợp lệ;

Không thông qua được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi doanh nghiệp hoặc không tổ chức được Hội nghị chủ nợ để thông qua phương án phục hồi.

  • Khi Hội nghị chủ nợ thông qua được Nghị quyết trong đó có kết luận đề nghị tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
  • Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định; doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì Tòa án ra quyết định tuyên bố Phá sản.

3.Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản

Kể từ thời điểm được Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản, doanh nghiệp không còn tồn tại và hoàn toàn chấm dứt tư cách pháp lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tiến hành chi trả các khoản nợ như sau :

Theo quy định tại Luật Phá sản 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp được phân chia theo thứ tự sau:

  • Chi phí phá sản;
  • Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Lưu ý: Chủ nợ còn được pháp luật chia thành chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm. Thứ tự thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm sẽ là trừ vào tài sản bảo đảm, nếu tài sản bảo đảm không đủ thì sẽ tiếp tục trả sau khi đã trả cho chủ nợ không có tài sản bảo đảm. 

Sau khi đã thanh toán đủ các khoản trên nếu giá trị tài sản của doanh nghiệp còn thì sẽ thuộc về:

  • Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân;
  • Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
  • Thành viên của Công ty hợp danh.

=> Như vậy, thứ tự trả nợ khi phá sản của doanh nghiệp đã được pháp luật quy định rất cụ thể nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể liên quan.

Trên đây là Quy định về Cách thu hồi công nợ khi đối tác phá sản Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.

Trân trọng!

 

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.
Hướng giải quyết khi người vay nợ cố tình không trả nợ

Trường hợp nhận thấy người có nghĩa vụ trả nợ sử dụng tiền đã vay không đúng mục đích vay hoặc sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc có dấu hiệu bỏ trốn,…người cho vay có thể đề nghị Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết, theo một trong các dấu hiệu nhận biết cơ bản sau đây:

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo