
1.Cơ sở pháp lý
Luật thương mại 2005
2. Điều kiện
Điều kiện để đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính phủ và Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ.
-
Cụ thể, đối với Bên nhượng quyền có những điều kiện như sau:
Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này.
3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
Điều 7. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại
1. Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
2. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
-
Đối với bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại cần có những điều kiện sau:
Điều 6. Điều kiện đối với Bên nhận quyền
Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
Về việc phân cấp thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đucợ quy định cụ thể tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP cụ thể Bộ Công thương sẽ thực hiện hoạt động đăng ký nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào việ Nam, bao gồm cả hoạt động nhượng quyền thương mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam.
Đối với trường hợp nhượng quyền thương mại trong nước, Điều 3 Nghị định 120/2011/NĐ-CP đã quy định như sau:
2. Bổ sung Điều 17a sau Điều 17 như sau:
Điều 17a. Các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền
1. Các trường hợp sau không phải đăng ký nhượng quyền:
a) Nhượng quyền trong nước;
b) Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.
2. Đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.
Như vậy, đối với các trường hợp không phải đăng ký nhượng quyền, bên nhượng quyền phải thực hiện chế độ báo cáo cho Sở Công Thương; quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan vẫn phải được tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là nội dung về Đăng ký nhượng quyền thương mại trong nước Công ty Luật TKB gửi tới Quý khách hàng. Nội dung tư vấn chỉ mang tính chất tham khảo tại thời điểm có hiệu lực hiện hành của các văn bản quy phạm pháp luật. Để được hướng dẫn chi tiết, hiệu quả quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 1900 055 586.
Trân trọng!