Sàn giao dịch bất động sản là nơi tổ chức, thực hiện việc giao dịch, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại. Sàn giao dịch bất động sản là loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật, nên thương nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định khi thành lập, kinh doanh. Để bạn đọc có thể tìm hiểu thêm, trong nội dung bài viết sau đây, Luật TKB sẽ chia sẻ về Điều kiện thành lập sàn giao dịch bât động sản theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Phạm vi hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản:
– Thực hiện việc giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.
– Tổ chức việc bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS; giới thiệu, niêm yết, cung cấp công khai thông tin về BĐS cho các bên tham gia có nhu cầu giao dịch; kiểm tra giấy tờ về BĐS bảo đảm đủ điều kiện được giao dịch; làm trung gian cho các bên trao đổi, đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS.
2. Điều kiện thành lập sàn giao dịch bất động sản là gì?
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập sàn giao dịch bất động sản phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập sàn bất động sản theo quy định của pháp luật như sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia thành lập sàn bất động sản phải trực thuộc một tổ chức doanh nghiệp hợp pháp.
- Một sàn giao dịch bất động sản yêu cầu phải có tối thiểu 2 người cấp chứng chỉ hành nghề sàn bất động sản.
- Người đứng đầu 1 sàn bất đồng sản hoặc trực tiếp đứng tên quản lý sàn bất động sản phải có chứng chỉ hành nghề bất động sản.
- Sàn giao dịch bất động sản phải tuân thủ các quy tắc về tên, địa chỉ giao dịch ít nhất là 12 tháng.
- Một sàn giao dịch bất động sản cần phải có diện tích mặt sàn từ 50m2 trở lên.
3. Hồ sơ thành lập sàn giao dịch bất động sản bao gồm các thủ tục sau:
- Đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc giấy phép đăng ký công ty / doanh nghiệp (1 bản sao)
- Phải xây dựng 1 bô quy chế kinh doanh bất động sản (1 bản)
- Danh sách nhân viên cùng chứng chỉ hành nghề bất động sản (mỗi nhân viên 1 bản)
- Bản sao công chứng, chứng chỉ hành nghề giao dịch bất động sản của người trực tiếp quản lý. điều hành sàn giao dịch bất động sản (1 bản)
- Các giấy tờ khác có liên quan khác đến sàn bất động sản (nếu có);
- Bản sao mô tả sàn bất động sản ( địa chỉ, diện tích, hợp đồng thuê sàn ...)
- Bản sao có công chứng bao gồm: Giấy đăng ký hành lập sàn giao dịch bất động sản; Quyết định bổ nhiệm người quản lý điều hành sàn giao dịch bất động sản).
4. Các bước thành lập sàn giao dịch bất động sản
Bước 1: Thuê địa điểm sàn giao dịch bất động sản, yêu cầu hợp đồng sàn phải hoạt động tại địa chỉ đó trong ít nhất 12 tháng.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập sàn bất động sản theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký sàn giao dịch bất động sản theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Bước 3: Sau khi được xác nhân đủ điều kiện thành lập sàn bất động sản doanh nghiệp cần soạn thảo Quy chế hoạt động của sàn giao dịch và bổ xung thêm đội ngũ nhân sự.
Bước 4: Doanh nghiệp thông báo hoạt động sàn giao dịch bất động sản gửi tới đơn vị trực thuộc sở Xây dựng nơi sàn bất động sản hoạt động.
3. Công việc cần làm sau khi thành lập
Sau khi thành lập sàn, doanh nghiệp phải cung cấp các thông tin của sàn đến Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi sàn hoạt động hoặc Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
Các Sở Xây dựng, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản sẽ đăng tải công khai các thông tin của sàn do đơn vị thành lập sàn cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình để phục vụ công tác quản lý.
a) Nội dung thông tin cung cấp để đăng tải bao gồm:
– Tên doanh nghiệp thành lập sàn; họ và tên người đại diện theo pháp Luật của doanh nghiệp; địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp;
– Tên sàn; ngày thành lập sàn; địa điểm của sàn; số điện thoại liên lạc của sàn; họ và tên người quản lý Điều hành sàn.
Lưu ý: Sàn giao dịch BĐS là doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
b) Ngoài ra, khi hoạt động Sàn giao dịch BĐS phải thực hiện các công việc sau:
– Công khai thông tin về BĐS đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
– Kiểm tra hồ sơ pháp lý của BĐS trước khi đưa vào kinh doanh tại sàn, nếu đủ điều kiện giao dịch mới được giới thiệu cho khách hàng. Sàn giao dịch BĐS chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về thông tin đã cung cấp cho khách hàng.
– Lập Báo cáo hàng tháng về tình hình giao dịch qua sàn.
– Thực hiện các biện pháp phòng chống rửa tiền, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
– Các hoạt động dịch vụ của sàn giao dịch BĐS phải được thực hiện thông qua hợp đồng.
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.