0987 691799

Thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam cập nhật mới nhất

21/09/2021 | 990 Lượt xem

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam có rất nhiều chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh ở Việt Nam nhằm thực hiện chính sách thu hút đầu tư. Do vậy, nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn băn khoăn chưa biết thủ tục thực hiện như thế nào hiệu quả, nhanh chóng. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ tổng hợp thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam để Quý khách tham khảo.

Khái niệm công ty có vốn đầu tư nước ngoài

          Theo khoản 22 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020 thì: “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

          Như vậy, theo quy định này; ta có thể hiểu các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Công ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:

-  Công ty 100% vốn nước ngoài.

-  Công ty có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).

Các bước thành lập công ty có vốn nước ngoài

Bước 1: Đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền để thành lập công ty có vốn nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây:

-  Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng, dự án đầu tư có đề nghị cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về đất đai;

- Dự án đầu tư xây dựng nhà ở (để bán, cho thuê, cho thuê mua), khu đô thị trong các trường hợp: dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 50 ha và có quy mô dân số dưới 15.000 người tại khu vực đô thị; dự án đầu tư có quy mô sử dụng đất dưới 100 ha và có quy mô dân số dưới 10.000 người tại khu vực không phải là đô thị; dự án đầu tư không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc khu vực hạn chế phát triển hoặc nội đô lịch sử (được xác định trong đồ án quy hoạch đô thị) của đô thị loại đặc biệt;

- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn (golf);

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

*   Trường hợp quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Trong trường hợp, dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh quy định tại Điều 31 Luật đầu tư 2020 thì phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư với Thủ tướng Chính phủ.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ gồm:

- Các tài liệu giống như xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường;

- Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.

*   Trường hợp xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội

Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây:

- Dự án đầu tư ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

- Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

- Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;

- Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội gồm:

- Các tài liệu giống như xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Chính phủ;

- Phương án giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có);

- Đánh giá sơ bộ tác động tới môi trường và các giải pháp bảo vệ môi trường;

- Đánh giá tác động kinh tế, xã hội và hiệu quả của dự án;

- Đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể (nếu có).

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn nước ngoài

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn nước ngoài

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bước 3: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty có vốn nước ngoài

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên (MTV)/Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vốn nước ngoài

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các chủ sở hữu/thành viên là cá nhân;

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền vốn; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;

- Đối với chủ sở hữu/thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần có vốn nước ngoài

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có);

- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông là cá nhân;

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền vốn; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức;

- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Hiện nay, nhu cầu thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam rất lớn. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay, lúng túng chưa biết quy trình, thủ tục thực hiện như thế nào hiệu quả, nhanh chóng.

Luật TKB sẽ giúp Quý khách!

Đội ngũ Luật sư TKB với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ hỗ trợ thực hiện thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài tại Việt Nam hiệu quả, kịp thời.

Luật TKB cam kết:

· Tư vấn nhanh chóng, chúng tôi luôn đặt lợi ích của quý khách lên hàng đầu

· Tiết kiệm về cả thời gian, công sức và cả chi phí cho quý khách hàng

· Chúng tôi có tiềm lực về cả nhân sự, nguồn dữ liệu sẵn có sẽ hỗ trợ quý khách thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam hiệu quả

· Doanh nghiệp sẽ tránh được các trường hợp: hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ, quy trình nộp hồ sơ kéo dài, xin giấy chứng nhận không thành công…

Trên đây là tổng hợp thông tin về thủ tục thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam cập nhật mới nhất để quý khách tham khảo.

Nội dung Luật TKB cung cấp trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tuỳ từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do có sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 055 586 để được tư vấn kịp thời.

>> Xem ngay: Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Đăng ký tư vấn với chúng tôi
Đăng ký để được tư vấn chi tiết các thủ tục pháp lý.

CÔNG TY LUẬT TNHH TKB

Địa chỉ: Tầng 3, căn hộ LK2B-10 dự án khu nhà liền kề khu đô thị Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Holine: 0987.691.799  

Email: luattkb@gmail.com

Website: https://luattkb.vn/

 

 

 

 

 

 

 

THỐNG KÊ ONLINE

FACEBOOK

đăng ký
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
© 2020 TKB. All Rights Reserved
facebook
zalo