Xuất khẩu lao động là việc đưa người Việt Nam ra nước ngoài lao động theo hình thức hợp đồng có thời hạn, phục vụ nhu cầu lao động của doanh nghiệp ở nước ngoài. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết nhu cầu lao động của người lao động và người sử dụng lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động này còn phát sinh nhiều rủi ro phát sinh từ sự hạn chế trong nhận thức của người lao động, sự lưu trú bất hợp pháp,… Do đó, pháp luật đã đặt ra nhiều quy định đối với công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Vậy, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động như thế nào?
-
Cơ sở pháp lý
Luật Doanh nghiệp 2014;
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP;
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006;
Nghị định 126/2007/NĐ-CP;
Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH.
-
Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Theo Khoản 2, Khoản 4 Điều 8 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải là doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam, trong đó vốn pháp định là 5 tỷ đồng và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo đó, việc thành lập doanh nghiệp gồm 2 quy trình sau:
Quy trình 1: Thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi xác định ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các loại giấy tờ khác nhau. Các loại hình doanh nghiệp hay được lựa chọn là doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Ví dụ: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
-
Điều lệ công ty.
-
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.
-
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
-
-
a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
-
b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân scủa người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
-
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chứckinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
(Căn cứ pháp lý: Điều 22 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp và nhận kết quả
Hiện nay, có hai cách để thực hiện đăng ký doanh nghiệp:
-
Cách 1: Đăng ký trực tiếp
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
-
Cách 2: Đăng ký qua mạng điện tử
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử hợp lệ được quy định tại Điều 36 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Khoản 3, Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 108/2018/NĐ-CP;
-
-
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, người đại diện theo pháp luật sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
-
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
-
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật kê khai thông tin, tải văn bản điện tử của các giấy tờ chứng thực cá nhân tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh.
-
Người đại diện theo pháp luật sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và xác thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
-
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
-
Khi hồ sơ đã đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
-
Sau khi nhận được thông báo về việccấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo hồ sơ hợp lệ qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh. Người đại diện theo pháp luật có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua đường bưu điện.
-
Sau khi nhận được hồ sơ bằng bản giấy, Phòng Đăng ký kinh doanh đối chiếu đầu mục hồ sơ với đầu mục hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và trao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu nội dung đối chiếu thống nhất.
-
Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
-
Người đại diện theo pháp luật chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác của bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử. Trường hợp bộ hồ sơ nộp bằng bản giấy không chính xác so với bộ hồ sơ được gửi qua mạng điện tử mà người nộp hồ sơ không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm nộp hồ sơ bằng bản giấy thì được coi là giả mạo hồ sơ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP.
Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau đăng ký
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp cần thêm một số thủ tục về thuế, về con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp.
Quy trình 2: Xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Điều kiện cấp Giấy phép
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
-
Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thể hiện năng lực tài chính, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu của hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đề án bao gồm những nội dung sau đây:
-
Tên giao dịch, địa chỉ giao dịch, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn và cơ cấu vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện doanh nghiệp theo ủy quyền, vốn, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nếu là doanh nghiệp đang hoạt động).
-
Phương án tổ chức bộ máy hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
-
Dự kiến thị trường đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngành nghề đưa lao động đi, địa bàn tuyển chọn lao động.
-
Phương án tuyển chọn người lao động, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài.
-
Phương án tài chính để thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
-
Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
-
Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế. Khi có sự thay đổi người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo Cục Quản lý lao động ngoài nước bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mới được giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các văn bản chứng minh đủ điều kiện quy định
-
Có tiền ký quỹ. Doanh nghiệp ký quỹ tại Ngân hàng Thương mại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với mức tiền là một tỷ đồng. Trường hợp tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiền ký quỹ được sử dụng, doanh nghiệp phải nộp bổ sung cho đủ mức tiền ký quỹ theo quy định.
-
Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
Hồ sơ cấp Giấy phép bao gồm
-
Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu;
-
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-
Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;
-
Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;
-
Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
-
Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện;
-
Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
-
Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.
Cơ quan nộp hồ sơ
Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp.
Lệ phí
Lệ phí cấp Giấy phép là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép.