Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là giấy phép bắt buộc phải có đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam như Nhà hàng, cơ sở sản xuất các loại thực phẩm, siêu thị,… Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm thì có một số trường hợp không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

-
Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cụ thể, Điều 12 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
-
Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
-
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
-
Sơ chế nhỏ lẻ;
-
Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
-
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
-
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
-
Nhà hàng trong khách sạn;
-
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
-
Kinh doanh thức ăn đường phố;
-
Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Lưu ý: Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc các trường hợp trên thì phải đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
-
Điều kiện hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc Đối tượng không phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận vệ sinh ATTP
-
Có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
-
Có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
-
Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
-
Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT.
-
Có trang thiết bị phù hợp để sản xuất, kinh doanh thực phẩm không gây độc hại, gây ô nhiễm cho thực phẩm;
-
Sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm;
-
Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
-
Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
-
Duy trì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ thông tin liên quan việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm;
-
Các cơ sở trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng;
-
Thực hiện ký cam kết với cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Công ty luật TKB cung cấp dịch vụ liên quan đến cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và các loại giấy phép con khác cho cá nhân, tổ chức. Chi tiết vui lòng liên hệ 1900 055 586 hoặc gửi email tới địa chỉ info@luattkb.vn để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng!