Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục rất quan trọng đối với việc phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ hoặc chưa nắm được quy trình đăng ký chính xác. Trong bài viết dưới đây, Luật TKB sẽ tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp giúp Quý khách nắm rõ.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc, hoặc sự kết hợp của các yếu tố này.
Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm ( thời gian bảo hộ kiểu dáng là 5 năm và có thể tiến hành gia hạn thêm 2 lần, mỗi lần gia hạn 5 năm tiếp theo).
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo sản phẩm trí tuệ của mình là kiểu dáng công nghiệp khỏi các hành vi xâm phạm như sao chép, đạo nhái...
Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Kiểu dáng công nghiệp phải có tính mới, tính mới so với thế giới và tính mới so với chính nó. Do vậy, khách hàng cần chú ý nếu đã công bố công khai kiểu dáng công nghiệp ra thị trường, sau đó mới tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ bị từ chối bởi khi này kiểu dáng đã bị mất tính mới so với chính nó.
- Kiểu dáng công nghiệp cần phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)
- Kiểu dáng công nghiệp có khả năng áp dụng công nghiệp, có thể ứng dụng để sản xuất công nghiệp, hàng loạt với số lượng lớn
Thủ tục, trình tự đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Đầu tiên, quý khách cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Để từ đó đưa ra quyết định nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng
Bước này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng đăng ký kiểu dáng công nghiệp thành công
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi tra cứu và kết luận kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
- Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động), gồm một (1) bản;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu, gồm một (1) bản;
Giấy uỷ quyền (nếu cần);
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo - Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản;
- Chứng từ nộp phí nộp đơn và phối công bố đơn, gồm một (1) bản.
- Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;
- Tài liệu xác nhận quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp (nếu có);
- Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
Doanh nghiệp cần chú ý nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ: Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng
- Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp không đủ điều kiện bảo hộ: Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Nếu Quý khách cảm thấy quá khó khăn trong việc chuẩn bị rất nhiều loại giấy tờ, hồ sơ hoặc chưa nắm được quy trình đăng ký chính xác, có thể nhờ sự giúp đỡ của các công ty, tổ chức Luật uy tín tại Việt Nam.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Công ty Luật TKB
Công ty Luật TKB là đơn vị có nhiều năm nghiệm trong ngành và đã hỗ trợ hàng trăm khách hàng, doanh nghiệp đăng ký kiểu dáng công nghiệp thành công.
Đội ngũ Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ quý khách:
- Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
- Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
- Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
- Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng/hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nội dung về tư vấn đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Luật mới nhất 2021 Luật TKB cung cấp trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tuỳ từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do có sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật.
Mọi thắc mắc về đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 1900 055 586 để được tư vấn kịp thời.